Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Ăn chay một triết lý sống



Tác giả: Avadhutika
Dịch: Vĩnh Phụ và BS Liên Hương
Trình bày: Tâm Kiến Chánh

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Lý Luận và Sự Thật của Nhân Quả

Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không giảng tại Phật Ðà Giáo Dục Hiệp Hội,Hương Cảng (7-17-2004) 
Hồ sơ số 19-18

Chư vị đồng tu đại đức,Ðề tài của buổi giảng hôm nay là nhằm giới thiệu bức tranh ‘Ðịa Ngục Biến Tướng Ðồ’, còn có tên là ‘Thập Vương Ðồ’, do lão sư Giang Dật Tử vẽ tại Ðài Trung, hiện nay đang được triển lãm tại Kinh Ðô, Nhật Bản. Bức tranh này chẳng dám nói là tuyệt hậu, nhưng đích thật là từ trước đến nay chưa từng có. Bức tranh gốc được triển lãm tại đây cao sáu tấc sáu (66cm) và dài sáu chục thước, thiệt là một sáng tác vĩ đại. Giang lão sư mời tôi giải thích với mọi người trong buổi triển lãm này, bài thuyết minh đã được in ra, tôi nghĩ dùng bài viết này phối hợp với bức tranh để thuyết minh, vậy thì cũng đầy đủ. Thế thì tôi cần giới thiệu cho quý vị ý nghĩa giáo dục của bức tranh này ở tại chỗ nào? Ðiểm này vô cùng quan trọng.

Những năm đầu Dân Quốc, Tổ thứ mười ba của Tịnh Ðộ Tông là Ấn Quang đại pháp sư, hầu như Ngài đã dùng toàn bộ tinh thần và sức lực trong suốt đời để hoằng dương giáo dục Nhân Quả. Năm 1977 lần đầu tiên tôi đáp lời mời của pháp sư Thánh Hoài và cư sĩ Tạ Ðạo Liên đến Hương Cảng giảng kinh Lăng Nghiêm. Năm đó chúng tôi giảng hết hai tháng tại Trung Hoa Phật Giáo Ðồ Thư Quán, Cửu Long, hai tháng này có phiên dịch sang tiếng Quảng Ðông. Sau đó là giảng tại Quang Minh Giảng Ðường của Thọ Dã lão hòa thượng ở đường Lam Ðường, Hương Cảng, cũng giảng hết hai tháng, mọi người đều nghe quen rồi nên chẳng cần phiên dịch, nhờ vậy nên chúng tôi đỡ tốn rất nhiều thời giờ. Tại Trung Hoa Phật Giáo Ðồ Thư Quán tôi xem kinh luận và những sách tốt do Hoằng Hóa Xã của Ấn Tổ phát hành, tôi khá quen thuộc với Hoằng Hóa Xã, tôi đã thỉnh không ít tài liệu tham khảo nhưng cũng không đầy đủ bằng những cuốn tàng trữ tại Ðồ Thư Quán, tôi hầu như đã xem hết vì những sách do Hoằng Hóa Xã in có thể nói là những sách tốt trong những năm gần đây. Tiêu chuẩn của sách tốt là chữ sai ít, sách in rất đẹp, có thể làm cho người đọc ưa thích, mỹ quan, những sách tốt này rất quý.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

THỨC BIẾN | TƯỞNG NIỆM


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

TƯỞNG NIỆM
1. Hòa thượng Thích Giác Tiên
Đại sư, Hòa thượng Giác Tiên họ Nguyễn, nguyên quán xã Dạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên. Hạ sanh năm Tự Đức 33, Canh Thìn (1880). Năm mười một tuổi buồn táng song thân, cảm đời mộng ảo, lập chí xuất trần, đến lễ Hòa thượng Tâm Tịnh chùa Từ Hiếu xin làm đệ tử xuất gia. Sư vốn căn tánh thông lợi, Kinh Luật am tường, thường muốn kết am chuyên tu trên núi Duyên Xuân. Tỳ-kheo-ni Hồ Thị Phát, pháp danh Thanh Liêm hiệu Diên Trường cảm mộ chí Sư, lập chùa Trúc Lâm mời Sư làm toạ chủ khai sơn. Từ đây thiền tâm viên đốn, mưa pháp lan truyền. Năm 28 tuổi (1908) thọ giới Cụ túc với Hòa thượng Vĩnh Gia tại Giới đàn chùa Phước Lâm, tỉnh Quảng Nam, kết tập chúng giảng học tại chùa Thiên Hưng, đại chúng Tăng Ni quân triêm lợi ích. Được Bổn sư Tâm Tịnh phú pháp kệ:
"Giác đạo kiếp không tiên, 
Không không Bát Nhã thuyền.
Qủa nhân phù hạnh giải, 
Xứ xứ tức an nhiên".
Đối với việc y bát tương truyền, thiệu long giống Phật, sư không thể từ thác. Năm Khải Định Mậu Ngọ (1918) họp thiền môn pháp lữ, mở Giới đàn tại chùa Từ Hiếu, thỉnh Hòa thượng Tâm Tịnh làm Đàn đầu truyền giới. Năm Khải Định Giáp Tý (1924) họp đông đảo thiền hòa kết giới tu 9 tuần tạ chùa Tường Vân. Hạnh giải công viên, phước tuệ song tiến, tự tha đều lợi. Sư là anh tài của Phật Tổ, là rường cột của thiền môn.Hằng ngày thường tham câu kệ:
"Các pháp vốn xưa nay
Tướng thường tự vắng lặng"
Năm Bảo Đại nguyên niên (!926) là Trú trì chùa Diệu Đế, năm Bảo Đại thứ sáu (1931) sùng tu chùa Trúc Lâm, Phật điện Tăng đường một phen đổi mới.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

THỨC BIẾN | VÌ HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

VÌ HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI

Tôi đi tu theo đạo Phật từ lúc 14 tuổi đến nay đã 72 tuổi. Gần 60 năm ở trong chốn Thiền môn, tôi chỉ tâm tâm niệm niệm trước sau làm một vị tu sĩ, nếu không được làm Bồ-tát, làm Phật thì cũng làm một nhà Sư chân chính, đem giáo pháp của đức Phật, lòng từ bi của đạo Phật để phổ biến giúp ích cho mọi người. Chưa bao giờ tôi mơ đến một chức vụ nào khác, nhưng trước đây năm năm, Mặt trận Tổ quốc đã đề nghị tôi ra ứng cử Quốc hội, viện lẽ để góp tinh thần đoàn kết xây dựng đất nước. Do đó, tôi không thể từ chối được và đã ra ứng cử khóa VIII, tưởng rằng sau khóa VIII tôi được nghĩ, nhưng sau khóa VIII thì quí vị lại mời ra tiếp tục ứng cử khóa IX. Hiện tại Phật giáo có ba tu sĩ cả nước ra ứng cử làm đại biểu Quốc hội, Công giáo có ba đại biểu ra ứng cử, và tôi là một trong số ba đại biểu Phật giáo đó.
Tôi ứng cử quốc hội để làm cái gì, đóng góp cái gì, chưa nói chắc các vị cũng đã biết; quân sự tôi không biết, chính trị tôi không rành, kinh tế tôi không học, thế thì vào Quốc hội để làm cái gì? Chắc chắn chúng ta biết rằng ngoài quân sự, chính trị, kinh tế, còn một mặt khác hết sức cần thiết cho đời sống con người và xã hội, đó là văn hóa đạo đức. Văn hóa đạo đức là cái điều chúng tôi học hỏi được trong giáo lý Phật giáo gần 60 năm nay. Chúng tôi đã biết rõ giá trị của văn hóa đạo đức, nếu một cuộc sống mà kinh tế có dồi dào, sung túc đến mấy, nhưng thiếu văn hóa đạo đức, cuộc sống đó chỉ có tươi chứ không vui, nó chỉ như một cái hoa mà không có hương. Cái hoa đó nhìn xa thì thật đẹp nhưng ngồi gần chắc không thích. Biết bao nhiêu điều tiêu cực trong xã hội, những điều sa sút xảy ra trong tự mổi cá nhân, trong gia đình, trong xã hội, trong cơ quan đã gây một sự phiền muộn cho bao nhiêu người xung quanh, cũng một phần do thiếu văn hóa đạo đức.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

THỨC BIẾN | ĐẠO PHẬT Ở HUẾ VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

ĐẠO PHẬT Ở HUẾ VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
Hòa thượng Thích Thiện Siêu, 
Trú trì Tổ đình Từ Đàm, Huế 
trả lời phỏng vấn Phóng viên Tạp chí Sông Hương tháng 5/1990 - Huế
-ooOoo-
Phóng viên (PV): Kính bạch Hòa thượng, lần đầu tiên Phóng viên Tạp chí Sông Hương được Hòa thượng tiếp, nhân dịp này xin Hòa thượng cho biết cảm tưởng về TCSH trong những năm qua?
Hòa thượng Thích Thiện Siêu (HT.TTS): Tôi không có dịp đọc thường xuyên Tạp chí Sông Hương, nên không có cảm tưởng chính xác và sâu sắc, nhưng theo sự nhận xét của một số thân hữu không có tính cách toàn diện thì Tạp chí Sông Hương cũng như dòng sông Hương trong giai đoạn này hầu như tiến triển có vẻ "lững lờ yếu yếu".
PV: Dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi, xin Hòa thượng cho biết nguyên nhân vì sao mê tín dị đoan lại phát triển như thế?
HT.TTS: Có phải thật có tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi không? Theo tôi dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi thì ít mà lo lắng về tình hình xa hoa truỵ lạc, tham ô nhũng lạm, cửa quyền làm mất lòng dân và nạn thất nghiệp gia tăng nhiều. Vì những thứ sau này, mới tác hại cho đất nước, cho con người.